CÁC LỖI MÁY TÍNH VĂN PHÒNG CƠ BẢN
Phần 1: Lỗi màn hình
Khi bạn khởi động máy tính màn hình báo ‘’No signal’’ ‘’check signal cable’’
Với dòng chữ này, màn hình máy tính muốn nói với bạn là nó không nhân được tín hiệu để hiển thị. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
Thứ nhất là có thể phần cứng của chiếc máy tính của bạn đang gặp vấn đề. Với tình huống này, bạn cần kiểm tra xem phần cáp nối từ đầu giắc cắm trên card màn hình đến đầu cắm màn hình đã được gắn và siết chặt hay chưa? Vì nếu lỏng, màn hình sẽ không nhận được tín hiệu.
Bạn cũng nên kiểm tra lại card màn hình rời có bị lỏng khỏi khe cắm hay không? Nếu là card màn hình on board thì rất có thể lỗi do phần bo mạch chủ. Bạn đừng quên kiểm tra bo mạch chủ sau khi đã thực hiện các bước kiểm tra khác trước đó.
Cũng có thể dòng chữ No Signal thể hiện chiếc máy tính của bạn đang bị lỗi phần mềm. Độ phân giải trong hệ điều hành đang được đặt quá cao khiến màn hình của máy tính không nhận ra được tín hiệu. Bạn xử lý tình trạng này bằng cách dùng một màn hình khác gắn tạm vào, đổi chế độ phân giải thấp đi, ở mức 800×600.
Sau đó, gắn màn hình LCD trở lại, dần nâng độ phân giải lên mức phù hợp với kích cỡ của màn hình. Tất cả màn hình tinh thể lỏng đều có độ phân giải gốc được cài đặt trong bảng TFT ví dụ như 1680×1050.
Để có thể xem được các văn bản và hình ảnh rõ ràng mà không bị kéo giãn, nén hình ảnh thì tốt hơn hết là bạn đừng sử dụng các độ phân giải khác nhau mà hãy dùng độ phân giải mà Window Display Properties cài đặt trong Control Panel, thường thì đó là độ phân giải gốc.
Ngoài ra, cũng có cách xử lý tình huống này đó là bật máy tính, nhận được dòng chữ No Signal trên màn hình thì hãy thử rút điện nguồn của màn hình, chờ một lát rồi cắm nguồn xem màn hình có hoạt động hay không?
Màn hình xuất hiện sọc ngang, sọc dọc, nhiễu sóng
Thật khó chịu khi bỗng nhiên trên màn hình LCD đang “nét căng” của bạn lại xuất hiện các đường sọc ngang hoặc sọc dọc, nhiễu sóng. Đây có thể là do dây tín hiệu chưa được gắn chặt vào cổng kết nối trên màn hình.
Nếu kiểm tra rồi mà hiện tượng trên vẫn còn thì nguyên nhân có thể là bo mạch bị hở vùng xử lý tín hiệu. Trong trường hợp này bạn nên đem màn hình đi bảo hành hoặc thay thế màn hình khác.
Có nhiều bạn hay nhắn tin hỏi mình’’ Có nên sửa màn hình không Ad’’. Câu trả lời của mình là ‘’Không’’. Không chỉ riêng màn hình mà các Linh kiện máy tính khác cũng vậy, nếu hư hỏng và đã hết thời gian Bảo hành, mình khuyên các bạn nên mua mới, sửa để sử dụng tiếp chỉ là 1 cách giải quyết nhất thời chi phí thấp. Kinh nghiệm cho thấy rằng tỷ lệ lỗi lại của các Linh kiện đã qua sửa chữa là rất cao.
Có thể tự vệ sinh bụi bẩn trên màn hình không?
Hiện nay trên thị trường có loại nước chuyên dùng để lau máy tính, đi kèm với nó là giẻ lau chuyên dụng luôn. Trong trường hợp không thể có những loại kể trên, Bạn hoàn toàn có thể sử dụng khan mềm thấm nước để lau.
Trước tiên tắt nguồn của LCD, dùng khan mềm sạch thấm nước, vắt thật khô, nhẹ nhàng lau khắp màn hình. Cần cẩn trọng vì nếu bạn ấn quá mạnh vô tình có thể khiến màn bị bầm hoặc sọc, chờ cho màn hình khô mới bật lại sử dụng. Đối với những vết bẩn bám quá chắc, bạn có thể mở LCD đưa về chế độ màn trắng để dễ phát hiện vết bẩn dễ dàng hơn.
Sau khi đọc tất cả những hướng dẫn trên mà vẫn không thể tự giải quyết được vấn đề, bạn hãy liên hệ Startup Computer- Hotline 0901.353.109 hoặc đem Linh kiện tới địa chỉ
Công ty để được hỗ trợ xử lý.